Tìm hiểu về ứng dụng hữu ích của tủ hòa đồng bộ máy phát điện
Tủ điện hòa đồng bộ nhiều máy phát điện được sử dụng trong trường hợp nguồn điện của điện lực bị sự cố thì máy phát điện dự phòng sẽ tự động khởi động và hòa đồng bộ và chia tải với nhau, ngoài ra hệ thống còn có chức năng giám sát phụ tải và quyết định cho máy chạy số lượng máy phát theo nhu cầu của phụ tải.
1. Hòa đồng bộ máy phát điện:
Hòa đồng bộ máy phát điện là hình thức mắc đấu nối song song các máy phát điện .
Bên cạnh đó, đây là giải pháp kỹ thuật cao và đòi hỏi tính chuyên nghiệp trong vận hành bảo dưỡng cho nên trước khi sử dụng giải pháp bạn phải xác định rõ nhu cầu khi nào phải sử dụng giải pháp máy phát điện song song hoặc máy phát điện song song với lưới điện trong các trường hợp sau:
- Khi công suất yêu cầu lớn hơn công suất của một máy
- khi phụ tải của bạn thay đổi nhiều mà bạn lại muốn tiết kiệm nhiên liệu
- Khi bạn đã có một máy và bạn muốn mua thêm một hay vài cái nữa do công suất sử dụng điện tăng vì tình hình sản xuất kinh doanh
- Khi hệ thống của bạn làm việc liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần và bạn không muốn gián đoạn khi chuyển tải từ máy này sang máy khác
- Khi phụ tải của bạn lớn quan trọng và thời gian cho phép mất điện rất bé (chỉ vài giây), hoặc tuyệt đối không được mất điện (như các data center, các nhà máy công suất lớn, việc mất điện có thể làm hư hỏng sản phẩm, thiết bị mà giá trị thiệt hại là rất lớn, các trung tâm hội nghị tầm cỡ quốc gia trong khi có hội nghị đang diễn ra,… mà không thể trang bị hệ thống nguồn UPS).
Hòa đồng bộ máy phát điện là quá trình hoạt động làm cân bằng tốc độ góc quay và điện áp của máy phát.
Hòa đồng bộ cũng đóng vai trò đóng vào cùng với tốc độ góc quay của các máy phát đang làm việc và điện áp trên thanh góp trong các nhà máy điện.
Ngoài ra hòa đồng bộ cũng chọn thời điểm thích hợp để đưa xung đóng máy cắt của máy phát .
2. Các điều kiện hòa đồng bộ máy phát điện:
Hòa đồng bộ máy phát điện được thực hiện dưới 3 điều kiện sau:
- Điều kiện về tần số: 2 máy phải bằng tần số với nhau, hoặc tần số máy phải bằng tần số lưới.
- Điều kiện về điện áp: 2 máy phải cùng điện áp với nhau, hoặc điện áp máy phải bằng điện áp lưới.
- Điều kiện về pha: 2 máy phải cùng thứ tự pha, và góc pha phải trùng nhau
Thông thường, người ta điều chỉnh sao cho df có trị số > 0 một chút, nghĩa là tần số máy phát cao hơn tần số lưới một chút . Như vậy khi hòa vào lưới, máy phát sẽ bị tần số lưới ghì lại, nghĩa là máy phát sẽ phát một công suất nhỏ ra lưới ngay thời điểm đóng máy cắt .
Trong thực tế thì các bộ điều tốc sẽ chỉnh định tốc độ FSNL (full speed no load) bằng 100,3 % định mức. Và đây cũng là tần số ban đầu để đưa hệ thống hòa đồng bộ vào vận hành.
Trên đây là thông tin tổng quát về hòa đồng bộ máy phát điện và điều kiện để hòa đồng bộ máy điện trong kĩ thuật cũng như đời sống. Hi vọng bài viết này sẽ đem đến cho quý độc giả nhiều thông tin bổ ích.